Hiện tượng cảm ứng điện từ là một bài trong chương trình vật lý lớp 9. Bài học có những kiến thức cơ bản nào các em hãy cùng Riviewer tham khảo nội dung nhé!

A. LÝ THUYẾT
1. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐINAMÔ Ở XE ĐẠP

– Cấu tạo:
Nam châm và cuộn dây dẫn
– Hoạt động:
Khi quay núm của đinamô thì nam châm quay theo, xuất hiện dòng điện trong cuộn dây làm đèn sáng.
2. DÙNG NAM CHÂM ĐỂ TẠO RA DÒNG ĐIỆN
a). Dùng nam châm vĩnh cửu
Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại
b). Dùng nam châm điện
Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng hoặc ngắt mạch điện của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên.
3. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
– Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện. Dòng điện đó gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
– Có thể dùng 2 đèn LED mắc song song ngược chiều vào 2 đầu cuộn dây để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện cảm ứng, vì đèn LED chỉ sáng khi dòng điện chạy qua đèn theo 2 chiều xác định.
B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm
A. Nam châm và cuộn dây dẫn
B. Điện tích và cuộn dây dẫn
C. Nam châm và điện tích
D. Nam châm điện và điện tích
Câu 2:
Nếu giữ nam châm đứng yên và dịch chuyển một đầu cuộn dây dẫn lại gần rồi ra xa nam châm thì đèn có sáng không?
A. Không.
B. Có.
Câu 3:
Một khung dây kín chuyển động trong từ trường đều, khung dây chuyển động song song với các đường sức từ
A. dòng điện trong khung dây càng lớn khi khung vừa quay vừa chuyển động với vận tốc cao.
B. dòng điện trong khung dây không xuất hiện.
C. dòng điện trong khung dây càng lớn khi dùng lực càng mạnh làm biến dạng khung dây.
D. dòng điện trong khung dây càng lớn khi khung dây chuyển động càng nhanh.
Câu 4:
Một mạch kín chuyển động song song với đường sức từ của một từ trường đều. Dòng điện cảm ứng trong mạch
A. có giá trị phụ thuộc vào hình dạng của mạch.
B. có giá trị bằng không.
C. có giá trị phụ thuộc vào diện tích của mạch.
D. có giá trị phụ thuộc vào độ lớn của từ trường.
Câu 5:
Hiện tượng cảm ứng điện từ được ứng dụng trong hoạt động của
A. nam châm điện.
B. động cơ điện một chiều.
C. bàn là điện.
D. bếp điện.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong bài Hiện tượng cảm ứng điện từ của Riviewer. Hy vọng sẽ giúp các em có những kiến thức hữu ích. Chúc các em làm bài thật tốt nhé!