Vật Lý 8: Lực ma sát

Vật Lý 8: Lực ma sát

Bài lực ma sát là một bài học trong chương trình môn vật lý 8 mà Riviewer muốn giới thiệu đến các em học sinh. Vậy bài học này có lý thuyết và bài tập minh họa nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

A. LÝ THUYẾT LỰC MA SÁT

1. Ma sát trượt

Ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

2. Ma sát lăn

Ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

Ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt

3. Ma sát nghỉ

Ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác.

4. Đo Ma sát

Người ta dùng lực kế để đo ma sát.

B. LỰC MA SÁT TRONG ĐỜI SỐNG VÀ KĨ THUẬT

1. Ma sát có thể có hại

Các cách để giảm ma sát:

+ Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc

+ Bôi trơn bằng dầu mỡ

+ Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn (dùng các ổ bi)

2. Ma sát có thể có lợi

Các cách để tăng ma sát: tăng áp lực, tăng độ nhám của mặt tiếp xúc (cắt nhiều khía ở vỏ xe, đế giày, rải cát trên đường trơn)

C. TRẮC NGHIỆM

Bài 1: 

Khi xe đang chuyển động, muốn xe dừng lại, người ta dùng phanh để:

A. tăng ma sát trượt

B. tăng ma sát lăn

C. tăng ma sát nghỉ

D. tăng quán tính

Khi xe đang chuyển động, muốn xe dừng lại, người ta dùng phanh để tăng ma sát trượt giữa má phanh và bánh xe làm xe dừng lại

⇒ Đáp án A

Bài 2: 

Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

A. ma sát trượt

B. ma sát nghỉ

C. ma sát lăn

D. lực quán tính

⇒ Đáp án C

Bài 3: 

Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?

A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc.

B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.

C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc.

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.

⇒ Đáp án B.

Riviewer hy vọng rằng Lực ma sát sẽ là những tài liệu hữu ích, trong việc học tập của các em học sinh.Chúc các em làm bài thật tốt nhé!

Chúng tôi rất vui khi nhận được đánh giá của bạn

Viết Đánh Giá

RiViewer
Logo
Enable registration in settings - general
So Sánh Sản Phẩm
  • Total (0)
So Sánh
0