Vật Lý 8: Biểu diễn lực

Vật Lý 8: Biểu diễn lực

Biểu diễn lực được Riviewer sưu tầm và muốn gửi đến các em học sinh để góp phần nào giúp các em tiếp thu bài tốt hơn. Vậy bài này có những kiến thức bổ ích nào, mời các em cùng tham khảo bài học này nhé!

A. LÝ THUYẾT

1. ĐỊNH NGHĨA VỀ LỰC

– Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật.

– Đơn vị của lực là Niutơn (N).

2. BIỂU DIỄN LỰC

Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

– Gốc là điểm đặt của lực.

– Phương và chiều là phương và chiều của lực.

– Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.

– Ký hiệu:

\overrightarrow F

– Cường độ: F

Ví dụ:

Vật chịu tác dụng của lực có độ lớn: 

F = 30N

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Cách biểu diễn lực trên hình vẽ

Biểu diễn lực bằng một mũi tên, ta cần xác định đúng các yếu tố:

– Điểm đặt của lực ở trên vật để xác định gốc của mũi tên.

– Phương và chiều của lực để xác định phương và chiều của mũi tên.

– Cường độ (độ lớn) của lực để chọn tỉ xích cho phù hợp.

Ví dụ: Biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 50 kg theo tỉ xích 1 cm ứng với 100 N.

Trọng lực P→ tác dụng lên vật có:

– Điểm đặt tại G (trọng tâm của vật).

– Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

– Cường độ P = 50.10 = 500 N (ứng với 5 cm).

2. Diễn tả các yếu tố của lực được biểu diễn trên hình vẽ

Để diễn tả các yếu tố của lực, ta cần xác định:

– Gốc của mũi tên ở đâu? Đó chính là điểm đặt của lực.

– Phương và chiều của mũi tên như thế nào? Đó chính là phương và chiều của lực.

(Đặc biệt nếu phương của mũi tên không trùng với phương thẳng đứng hay phương ngang thì phải xem phương đó tạo với phương thẳng đứng hay tạo với phương ngang một góc bao nhiêu độ).

– Trên mũi tên có mấy khoảng và mỗi khoảng ứng với tỉ xích đã chọn là bao nhiêu để xác định đúng cường độ của lực.

C. TRẮC NGHIỆM

Bài 1: 

Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật đó sẽ như thế nào?

A. Vận tốc không thay đổi

B. Vận tốc tăng dần

C. Vận tốc giảm dần

D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.

Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần, vì lực có thể làm thay đổi vận tốc của vật.

⇒ Đáp án D

Bài 2: 

Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: ….. là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.

A. Vectơ

B. Thay đổi

C. Vận tốc

D. Lực

Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động

⇒ Đáp án D

Bài 3: 

Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.

B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi chuyển động.

C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.

D. Một vật bị biến dạng là do lực tác dụng vào nó.

Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật

⇒ Đáp án A.

Biểu diễn lực được Riviewer biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 8, Mong rằng những tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong việc học. Chúc các em áp dụng làm bài thành công!

Chúng tôi rất vui khi nhận được đánh giá của bạn

Viết Đánh Giá

WhyVN
Logo
Enable registration in settings - general
So Sánh Sản Phẩm
  • Total (0)
So Sánh
0