Vật Lý 8: Áp suất

Vật Lý 8: Áp suất

Áp suất được Riviewer sưu tầm và đăng tải nhằm mục đích giúp các em học sinh phần nào trong việc tiếp thu bài dễ dàng hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

A. LÝ THUYẾT

1. ÁP LỰC

– Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

– Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn hay diện tích mặt bị ép càng nhỏ.

2. ÁP SUẤT

– Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

p = \dfrac{F}{S}

Trong đó:

Ngoài ra:

N/{m^2}

Đơn vị áp suất còn tính theo Pa (paxcan): 

1Pa = 1{\rm{ }}N/{m^2}

Sơ đồ tư duy về áp suất:

B. TRẮC NGHIỆM

Bài 1: 

Áp lực là:

A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.

C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.

D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

⇒ Đáp án A

Bài 2:

Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?

A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.

B. Trọng lực của tàu.

C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.

D. Cả 3 lực trên.

Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu vì khi đó trọng lực vuông góc với mặt bị ép, lực ma sát và lực kéo có phương song song với mặt bị ép

⇒ Đáp án B

Bài 3: 

Đơn vị của áp lực là:

A. N/m2

B. Pa

C. N

D. N/cm2

Đơn vị của áp lực là Niutơn (N)

⇒ Đáp án C

Bài 4: 

Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

A. phương của lực

B. chiều của lực

C. điểm đặt của lực

D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép

Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.

⇒ Đáp án D

Mong rằng sau bài học Áp suất này  Riviewer  các em sẽ tiếp thu được nhiều điều mới giúp các e hiểu biết nhiều hơn để áp dụng vào bài học. Chúc các e làm bài thật tốt!

Chúng tôi rất vui khi nhận được đánh giá của bạn

Viết Đánh Giá

WhyVN
Logo
Enable registration in settings - general
So Sánh Sản Phẩm
  • Total (0)
So Sánh
0