Vật Lý 7: Định luật phản xạ ánh sáng

Vật Lý 7: Định luật phản xạ ánh sáng

Riviewer giới thiệu đến các em học sinh một bài trong chương trình vật lý lớp 7, đó là bài Định luật phản xạ của ánh sáng. Vậy bài này có những kiến thức bổ ích nào các em cùng tham khảo nhé!

A. Lý thuyết định luật phản xạ ánh sáng

1. Gương phẳng

– Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

– Gương phẳng tạo ra bởi ảnh của vật trước gương.

– Vật nhẵn bóng, phẳng đều có thể là gương phẳng như: Tấm kim loại nhẵn, tấm gỗ phẳng, mặt nước phẳng, ….

2. Định luật phản xạ ánh sáng

Hiện tượng phản xạ ánh sáng: Hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào gương bị gương hắt trở lại môi trường cũ

Các tia và góc trong hiện tượng phản xạ toàn phần:

Định luật phản xạ ánh sáng:

Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới

Góc phản xạ bằng góc tới

3. Sơ đồ tư duy về định luật phản xạ ánh sáng

B. Phương pháp giải bài tập định luật phản xạ ánh sáng

Dạng 1: Cách vẽ tia tới, tia phản xạ và cách tính góc tới, góc phản xạ

Cách vẽ tia phản xạ khi biết tia tới

Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng, ta suy ra được tia phản xạ đối xứng với tia tới qua gương phẳng. Vì vậy để vẽ tia phản xạ khi biết tia tới ta thực hiện các bước như sau:

– Vẽ pháp tuyến NN’ vuông góc với gương tại điểm tới I

– Lấy một điểm A bất kì trên tia tới SI

– Kẻ đoạn thẳng AA’ vuông góc với pháp tuyến NN’ tại H sao cho AH = HA’

– Vẽ tia IA’. Tia IA’ chính là tia phản xạ cần vẽ.

Cách tính góc phản xạ, góc tới

– Dựa vào giả thiết của đề bài ta xác định được góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ, từ đó ta tính được góc phản xạ và góc tới.

Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng: 

Ví dụ: Cho góc αα là góc hợp bởi tia tới và gương. Tính góc tới i và góc phản xạ i’.

Hướng dẫn giải

Chú ý:

– Nếu tia tới vuông góc với mặt phẳng gương tức  i’ = i = 00 suy ra α = β = 900 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới nhưng có chiều ngược lại.

– Nếu tia tới trùng với mặt phẳng gương tức i’ = i = 900 suy ra α = β = 900 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới và cùng chiều với tia tới.

Dạng 2: Cách xác định vị trí đặt gương khi đã biết cả tia tới và tia phản xạ

– Xác định điểm tới I:

Tia tới và tia phản xạ cắt nhau tại I.

– Xác định góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ:

i + i’

– Xác định pháp tuyến NN’:

Vẽ đường phân giác NIN’ của góc i + i’. NN’ chính là pháp tuyến.

– Xác định vị trí đặt gương:

Từ I kẻ đường thẳng vuông góc với pháp tuyến. Đường thẳng đó chính là vị trí để đặt gương phẳng.

C. Bài tập

Câu 1:

Em hãy chỉ ra một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng.

Lời giải:

Một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng như:

– Mặt nước yên lặng;

– Mặt kính cửa sổ;

– Tấm kim loại phẳng bóng;

– Mặt đá ốp lát phẳng bóng;

– Mặt tường ốp gạch men phẳng bóng.

Câu 2:

Vì sao trên ô tô, để quan sát được những vật phía sau mình, người lái xe thường đặt phía trước mặt một gương cầu lồi?

Lời giải:

Vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Vậy là chúng ta vừa kết thúc xong bài học ngày hôm nay, hy vọng với bài định luật phản xạ ánh sáng mà Riviewer mang đến sẽ giúp các em học và làm bài thật tốt. Chúc các em thành công tiếp thu bài nhé!

Chúng tôi rất vui khi nhận được đánh giá của bạn

Viết Đánh Giá

RiViewer
Logo
Enable registration in settings - general
So Sánh Sản Phẩm
  • Total (0)
So Sánh
0