Nhằm phục vụ tốt nhất cho việc củng cố kiến thức cũng như hướng dẫn thực hiện các bài tập chưa được giải trên lớp. Bài Tính chất hóa học của kim loại của Riviewer sẽ đáp ứng mục tiêu trên và hỗ trợ học sinh trong việc giải các bài tập hóa học lớp 9. Mời các em cùng học nhé!

A. LÝ THUYẾT
1. Tác dụng với phi kim
Tác dụng với oxi
2Mg + O2 −to→ 2MgO
3Fe + 2O2 −to→ Fe3O4
* Kết luận:
Hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt) phản ứng với oix ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao tạo thành oxit.
2. Tác dụng với phi kim khác
Tác dụng với Cl2: tạo muối clorua (kim loại có hóa trị cao nhất)
Cu + Cl2 −to→ CuCl2
2Fe + 3Cl2 −to→ 2FeCl3
Nếu Fe dư: Fedư + 2FeCl3 −to→ 3FeCl2
Tác dụng với lưu huỳnh: khi đun nóng tạo muối sunfua (trừ Hg xảy ra ở nhiệt độ thường)
Fe + S −to→ FeS
Hg + S → HgS
=> Ứng dụng: dùng lưu huỳnh để thu hồi thủy ngân khi ống nhiệt kế bị vỡ
3. Tác dụng với dung dịch axit
a. Tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng (trừ Cu, Ag, Au, Pt)
Fe + HCl → FeCl2 + H2
Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2
b. Tác dụng với axit H2SO4đặc nóng và HNO3 đặc nóng
2Ag + H2SO4 đặc −to→ Ag2SO4+ SO2 ↑ + 2H2O
2Al + 6H2SO4 đặc Al2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
Lưu ý: Al, Fe, Cr không tác dụng với H2SO4 đặc nguội
4. Tác dụng với dung dịch muối
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Nhận xét:
Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Nhận xét:
Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu
=> Hoạt động hóa học của Fe > Cu > Ag
Kết luận:
Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca, Ba…) có thể đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.
B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Dãy nào dưới đây gồm các dung dịch muối tác dụng được với kim loại Mg?
A. ZnCl2, Fe(NO3)2 và CuSO4
B. CaCl2, NaCl và Cu(NO3)2
C. CaCl2, NaNO3 và FeCl3
D. Ca(NO3)2, FeCl2 và CuSO4
Câu 2.
Để làm sạch dung dịch muối Cu(NO3)2 có lẫn muối AgNO3, có thể dùng kim loại nào sau đây?
A. Mg
B. Ag
C. Cu
D. Fe
Câu 3.
Dãy gồm các kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng
A. Al, Fe và Cu
B. Al, Zn và Fe
C. Zn, Cu và Ag
D. Zn, Al và Cu
Câu 4.
Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường
A. Na, Fe, K
B. Na, K, Li
C. Na, Li, Mg
D. Na, li, Fe
Câu 5.
Để phân biệt 3 kim loại Fe, Mg và Al cần dùng
A. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH
B. H2O và dung dịch HCl
C. Dung dịch NaOH và H2O
D. Dung dịch CuCl2 và H2O
Câu 6.
Khi cho kim loại Mg (dư) vào dung dịch gồm 2 muối Cu(NO3)2 và AgNO3, sản phẩm thu được gồm
A. Hai kim loại và một muối
B. Hai kim loại và hai muối
C. Ba kim loại và một muối
D. Ba kim loại và hai muối
Đáp án: 1A – 2C – 3B – 4B – 5A – 6C
Hy vọng qua tài liệu Tính chất hóa học của kim loại của Riviewer các em sẽ nắm bắt được những kiến thức trọng tâm của bài một cách dễ dàng nhất. Chúc các em học tập thành công nhé!