Riviewer xin giới thiệu đến các em bài Hóa học 9: Sắt, vậy tài liệu này có những kiến thức bổ ích nào. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nhé!

A. LÝ THUYẾT
1. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
– Sắt là kim loại, màu trắng xám, có tính dẻo, ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém nhôm
– Sắt có tính nhiễm từ (bị nam châm hút)
– Sắt là kim loại nặng, khối lượng riêng 7,86g/cm3, nóng chảy ở nhiệt độ 1539oC
2. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Sắt là kim loại có hai hóa trị là II và III.
a. Tác dụng với phi kim
Tác dụng với oxi.
3Fe + 2O2 t0→ Fe3O4 (oxit sắt từ, là oxit hỗn hợp: FeO(Fe2O3)
Tác dụng với phi kim khác.
– Tác dụng với Cl2 tạo muối sắt (III): 2Fe + 3Cl2 t0→ 2FeCl3
– Tác dụng với S tạo muối sắt (II): Fe + S t0→ FeS
Ngoài oxi và lưu huỳnh, sắt có thể tác dụng được với nhiều phi kim khác như Cl2, Br2,… tạo thành muối
b. Tác dụng với dung dịch axit
– Sắt tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II) và giải phóng H2.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe bị thụ động hóa trong axit HNO3 đặc nguội và axit H2SO4 đặc nguội do tạo ra lớp oxit bảo vệ, ngăn cản kim loại tác dụng với axit
– Sắt tác dụng với HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng tạo thành muối sắt III, không giải phóng H2
Fe + H2SO4 đặc t0→ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Fe + 6HNO3 đặc t0→ Fe(NO3)3 + 3NO2 + H2O
c. Tác dụng với dung dịch muối
– Sắt tác dụng với dung dịch muối của những kim loại kém hoạt động hơn, tạo thành dung dịch muối sắt và giải phóng kim loại trong muối
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí clo. Hiện tượng xảy ra là:
A. Sắt cháy tạo thành khói trắng dày đặt bám vào thành bình.
B. Không thấy hiện tượng phản ứng
C. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ
D. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu đen
Câu 2:
Hoà tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl (vừa đủ). Các chất thu được sau phản ứng là:
A. FeCl2 và khí H2
B. FeCl2, Cu và khí H2
C. Cu và khí H2
D. FeCl2 và Cu
Câu 3:
Kim loại được dùng để làm sạch dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4 là
A. Fe
B. Zn
C. Cu
D. Al
Hy vọng với tài liệu Riviewer sẽ giúp các bạn học sinh hiểu và nhớ được nội dung của bài Hóa học 9: Sắt. Chúc các bạn có thể vận dụng tốt vào giải các dạng bài tập thành công!