Nhằm phục vụ tốt nhất cho việc củng cố kiến thức cũng như hướng dẫn thực hiện các bài tập chưa được giải trên lớp. Bài Các oxit của cacbon dưới đây của Riviewer sẽ đáp ứng mục tiêu trên và hỗ trợ học sinh trong việc giải các bài tập hóa học lớp 9. Mời các em cùng học nhé!

A. CACBON OXIT
– Công thức phân tử: CO
– Phân tử khối: 28
1. Tính chất vật lý
CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí, rất độc.
2. Tính chất hóa học
a) CO là oxit trung tính
– Ở nhiệt độ thường, CO không phản ứng với nước, kiềm và axit.
b) CO là chất khử
– Ở nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxit kim loại
+ CO khử CuO theo phương trình: CuO(đen)+ CO t0→ CO2 + Cu(đỏ)
+ CO khử oxit sắt trong lò cao: 4CO + Fe3O4 t0→ 4CO2 + 3Fe
+ CO cháy trong oxi hoặc trong không khí với ngọn lửa xanh, tỏa nhiều nhiệt:
2CO + O2 t0→ 2CO2
3. Ứng dụng
– Làm nhiên liệu, chất khử, nguyên liệu trong công nghiệp hóa học.
B. CACBON ĐIOXIT
– Công thức phân tử: CO2
– Phân tử khối: 44
1. Tính chất vật lý
– CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy. CO2 bị nén và làm lạnh thì hóa rắn, tạo thành “nước đá khô”
2. Tính chất hóa học
CO2có tính chất của một oxit axit.
a) Tác dụng với nước
CO2 + H2O H2CO3
Khí CO2 phản ứng với nước tạo thành dung dịch axit yếu là H2CO3 làm quỳ chuyển đỏ, H2CO3 không bền nên khi đun nóng dung dịch sẽ làm quỳ chuyển lại màu tím.
b) Tác dụng với dung dịch bazơ
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3
Tùy thuộc vào tỉ lệ giữa số mol CO2 và NaOH mà có thể tạo ra muối trung hòa, muối axit hay cả 2 muối.
c) Tác dụng với oxit bazơ
CO2 + CaO → CaCO3
3. Ứng dụng
Người ta sử dụng CO2 để chữa cháy, bảo quản thực phẩm. CO2 còn được dùng trong sản xuất nước giải khát có gas, sản xuất sođa, phân đạm,…
C. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Nhóm gồm các chất khí đều khử được CuO ở nhiệt độ cao là
A. CO, H2.
B. Cl2, CO2.
C. CO, CO2.
D. H2, C.
Câu 2:
Quá trình nào sau đây làm giảm CO2 trong khí quyển?
A. Sự hô hấp của động vật và con người.
B. Cây xanh quang hợp.
C. Đốt than và khí đốt.
D. Quá trình nung vôi.
Câu 3:
Cho 1 mol Ba(OH)2 phản ứng với 1 mol CO2. Muối tạo thành là
A. BaCO3.
B. Ba(HCO3)2.
C. BaCO3 và Ba(HCO3)2.
D. BaCO3 và Ba(OH)2 dư.
Qua tài liệu Các oxit của cacbon của Riviewer hy vọng các em sẽ nắm bắt được những kiến thức trọng tâm của bài một cách dễ dàng nhất. Chúc các em học tập thành công nhé!