Tính theo phương trình hóa học được Riviewer biên soạn tóm tắt với đầy đủ nội dung cơ bản, giúp học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của bài. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nhé!

A. LÝ THUYẾT
1. Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm?
Thí dụ 1.
Cho 4,6 gam Natri phản ứng với nước theo sơ đồ phản ứng sau:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Hãy tính khối lượng natri hiđroxit (NaOH) thu được sau phản ứng
Các bước tiến hành
Số mol Na tham gia phản ứng:
Xét phản ứng: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Theo PTHH: 2 mol 2 mol 2 mol 2 mol
Theo đề bài: 0,2 mol → 0,2 mol
Từ phương trình hóa học ta có:
nNaOH = 0,2 mol
Khối lượng NaOH thu được sau phản ứng là:
mNaOH = nNaOH.MNaOH = 0,2.40 = 8 (g)
Thí dụ 2:
Tính khối lương NaOH cần dùng để điều chế 7,1g Na2SO4
Viết Phương trình:
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
Tính số mol Na2SO4 sinh ra sau phản ứng
nNa2SO4 =
Tìm số mol NaOH tham gia phản ứng
Theo PTHH: để điều chế 1 mol Na2SO4 cần dùng 2 mol NaOH
Vậy muốn điều chế 0,05 mol Na2SO4 cần dùng 0,1 mol NaOH
Tính khối lương NaOH cần dùng
mNaOH = n×M = 0,1×40 = 4(g)
2. Tìm thể tích chất khí tham gia và sản phẩm
Cách làm:
– Bước 1: Viết phương trình
– Bước 2: Tìm số mol khí
– Bước 3: thông qua phương trình, tìm số mol chất cần tính
– Bước 4: Tìm thể tích khí
Thí dụ 1:
Lưu huỳnh cháy trong oxi hoặc trong không khí sinh ra lưu huỳnh đioxit SO2. Hãy tính thể tích (đktc) sinh ra, nếu có 4g khí O2 tham gia phản ứng
– Viết phương trình
S + O2 −to→ SO2
– Tìm số mol O2 sinh ra sau phản ứng:
nO2 = = 0,125 mol
– Tìm số mol SO2 sinh ra sau phản ứng
Theo PTHH: 1 mol O2 tham gia phản ứng sinh ra 1 mol SO2
Vậy : 0,125 mol O2 …………………………. 0,125 mol SO2
– Tìm thể tích khí SO2(đktc) sinh ra sau phản ứng
VSO2 = n.22,4 = 0,125.2,24 = 2,8 lít
Thí dụ 2:
Tìm thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 64g lưu huỳnh
– Viết phương trình:
S + O2 −to→ SO2
– Tính số mol lưu huỳnh tham gia phản ứng
nS = 64/32 = 2 mol
– Tính số mol O2 tham gia phản ứng
Theo PTHH: đốt cháy 1 mol S cần dùng 1 mol O2
Vậy : đốt cháy 2 mol S cần 2 mol O2
– Tính thể tích O2 cần dùng:
VO2 = 22,4 × n = 44,8 (l)
B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Cho thanh magie cháy trong không khí thu được hợp chất magie oxit. Biết mMg = 7,2 g. Tính khối lượng hợp chất
A. 2,4 g
B. 9,6 g
C. 4,8 g
D. 12 g
Câu 2:
Cho phương trình CaCO3 → CO2 + H2O
Để điều chế 2,24 l CO2 thì số mol CaCO3 cần dùng là
A. 1 mol
B. 0,1 mol
C. 0,001 mol
D. 2 mol
Câu 3:
Ba + 2HCl → BaCl2 + H2
Để thu dược 4,16 g BaCl2 cần bao nhiêu mol HCl
A. 0,04 mol
B. 0,01 mol
C. 0,02 mol
D. 0,5 mol
Câu 4:
Cho 5,6 g sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric loãng thu được bao nhiêu ml khí H2
A. 2,24 ml
B. 22,4 ml
C. 2, 24.10-3 ml
D. 0,0224 ml
Qua bài học Tính theo phương trình hóa học của Riviewer hy vọng các em sẽ nắm bắt được những kiến thức trọng tâm của bài một cách dễ dàng nhất. Chúc các em học tập thành công nhé!