Hóa học 8: Phương trình hóa học

Hóa học 8: Phương trình hóa học

Phương trình hóa học được Riviewer sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lý thuyết trong chương trình giảng dạy môn hóa học lớp 8. Vậy bài này có những tài liệu hữu ích nào, mời các em cùng học nhé!

A. LÝ THUYẾT

1. Lập phương trình hóa học

a. Phương trình hóa học

Phương trình hóa học phản ứng bằng chữ:

Khí hidro + Khi oxi → Nước

Sơ đồ phản ứng: (Thay tên các chất trong phương trình chữ bằng công thức hóa học)

H2 + O2 —–> H2O

Quan sát:

Số nguyên tử O bên trái nhiều hơn. Bên phải cần có hai O. Đặt hệ số 2 trước H2O ta được:

H2 + O2 —–> 2H2O

+ Số nguyên tử H bên phải lại nhiều hơn. Bên trái cần 4H. Đặt hệ số 2 trước H2 được:

2H2 + O2 —–> 2H2O

+ Như vậy ta có thể thấy số nguyên tử của mỗi nguyên tố đều đã bằng nhau.

+ Phương trình phản ứng viết như sau:

2H2 + O2 → 2H2O

b. Các bước lập phương trình

Bước 1. 

Thiết lập sơ đồ phản ứng

Ở bước này ta viết công thức hóa học của các chất tham gia ở vế trái, công thức hóa học của các chất sản phẩm ở vế phải của phương trình hóa học.

H2 + Cl2 —–> HCl

Bước 2.

 Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố

H2 + Cl2 —-> 2HCl

Trong phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự biến đổi liên kết của các nguyên tử, không xảy ra sự biến đổi về lượng của các nguyên tử do đó số lượng nguyên tử của các nguyên tố trước và sau phản ứng không đổi. Ở bước này ta cần cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở cả hai vế và đặt hệ số thích hợp vào công thức hóa học của mỗi chất.

Bước 3. 

Viết phương trình hóa học

H2 + Cl2 → 2HCl

Sau khi căn bằng hệ số nguyên tố, chúng ta hoàn thiện thiết lập phương trình hóa học từ sơ đồ phản ứng.

Những lưu ý khi thiết lập phương trình sau đây:

Không thay đổi chỉ số trong những công thức hóa học chính xác ban đầu.

Ví dụ: Không viết 2H mà phải viết H2 trong phản ứng điều chế khí HCl vì khí clo tồn tại ở dạng phân tử Cl2

Viết hệ số cao ngang kí hiệu, ví dụ là 2HCl chứ không phải 2HCl.

Làm chẵn số nguyên tử có nguyên tố có nhiều nhất trong phản ứng, sau đó cân bằng số nguyên tố của các nguyên tố còn lại. Hệ số của các chất trong phương trình hóa học phải được tối giản.

Nếu trong công thức hóa học có các nhóm nguyên tử (nhóm OH, nhóm SO4, nhóm NO3…) ta coi cả nhóm tương đương như một nguyên tố để cân bằng. Trước và sau phản ứng số lượng nhóm nguyên tử phải bằng nhau.

3NaOH + Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 + 3NaNO3

2. Ý nghĩa của phương trình hóa học

Phương trình cho ta biết:

Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này chính là tỉ lệ hệ số tôi giản của mỗi chất trong phương trình.

Ví dụ: Phản ứng giữa Ba và O2 xảy ra như sau:

2Ba + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2BaO

Từ phương trình trên ta thấy tỉ lệ số nguyên tử Ba :

số phân tử O2

số phân tử BaO = 2:1:1.

Ta có thể rút ra kết luận:

Cứ 2 nguyên tử Ba phản ứng với 1 phân tử O2 tạo thành 2 phân tử BaO

Cứ 2 nguyên tử Ba phản ứng tạo thành 2 phân tử BaO

Cứ 2 nguyên tử Ba phản ứng với 1 phân tử O2

B. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: 

Chọn đáp án đúng

A. Phương trình biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học

B. Có 2 bước để lập phương trình

C. Chỉ duy nhất 2 chất tham gia phản ứng tạo thành 1 chất sản phẩm mới gọi là phương trình

D. Quỳ tím dùng để xác định chất không là phản ứng hóa học

Câu 2: 

Chọn đáp án sai

A. Có 3 bước lập phương trình

B. Phương trình biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học

C.Dung dich muối ăn có CTHH là NaCl

D.Ý nghĩa của phương trình là cho biết nguyên tố nguyên tử

Câu 3: 

Viết phương trình của kim loại sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng biết sản phẩm là sắt (II) suafua và có khí bay lên

A.Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

B.Fe + H2SO4 → Fe2SO4 + H2

C.Fe + H2SO4 → FeSO4 + S2

D.Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2S

Hy vọng với tài liệu Phương trình hóa học Riviewer sẽ giúp các bạn học sinh hiểu và nhớ được nội dung của bài. Chúc các bạn có thể vận dụng tốt vào giải các dạng bài tập thành công!

Chúng tôi rất vui khi nhận được đánh giá của bạn

Viết Đánh Giá

RiViewer
Logo
Enable registration in settings - general
So Sánh Sản Phẩm
  • Total (0)
So Sánh
0