Điều chế khí hiđro – Phản ứng thế được Riviewer biên soạn tóm tắt với đầy đủ nội dung cơ bản, giúp học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của bài. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nhé!

A. LÝ THUYẾT
1. Điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm.
Để điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm người ta có thể thay bằng dung dịch axit HCl bằng H2SO4 loãng thay kim loại Zn bằng Fe, Al,…
Phương trình hóa học:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Fe + HCl → FeCl2 + H2
Kết luận:
Để nhận biết khí H2 sử dụng que đóm đang cháy, H2 cháy trong không khí cho ngọn lửa màu xanh.
Khí H2 ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí, nên ta có thể thu H2 theo 2 cách: đẩy nước và đẩy không khí.

Hình A: Điều chế khí hiđro bằng cách đẩy nước
Hình B: Điều chế khí hiđro bằng cách đẩy không khí
2. Điều chế khí hidro trong công nghiệp
Phương pháp điện phân nước

Dùng than khử oxi của H2O ở nhiệt độ cao:
C + H2O −to→ H2 + CO
Điều chế từ khí tự nhiên, khí mỏ dầu.
3. Phản ứng thế.
Định nghĩa: Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
Xét phương trình phản ứng:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
(đơn chất) (hợp chất) (hợp chất) (đơn chất)
Nhận xét: Nguyên tử Zn đã thay thế nguyên tử H trong hợp chất HCl
Ví dụ:
Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
B. Bài tập vận dụng
Câu 1:
Hiện tượng khi cho viên kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohiđric (HCl) là
A. có kết tủa trắng.
B. có thoát khí màu nâu đỏ.
C. dung dịch có màu xanh lam.
D. viên kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra.
Lời giải:
Hiện tượng khi cho viên kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohiđric (HCl) là : viên kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra.
Phương trình hóa học: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
Phản ứng nào dưới đây có thể tạo được khí hiđro?
A. Cu + HCl
B. CaO + H2O
C. Fe + H2SO4
D. CuO + HCl
Lời giải:
Phản ứng tạo được khí hiđro là: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3:
Sau phản ứng Zn và HCl trong phòng thí nghiệm, đưa que đóm đang cháy vào ống dẫn khí, khí thoát ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu gì?
A. Đỏ
B. Xanh nhạt
C. Cam
D. Tím
Lời giải:
Phản ứng Zn và HCl trong phòng thí nghiệm:
PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Khí thoát ra là H2, cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4:
Có mấy phương pháp thu khí hiđro?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải:
Có 2 phương pháp thu khí hiđro là phương pháp đẩy nước và phương pháp đẩy không khí.
Đáp án cần chọn là: B
Qua bài học Điều chế khí hiđro – Phản ứng thế của Riviewer hy vọng các em sẽ nắm bắt được những kiến thức trọng tâm của bài một cách dễ dàng nhất. Chúc các em học tập thành công nhé!