Riviewer xin giới thiệu đến các em bài Oxit, vậy tài liệu này có những kiến thức bổ ích nào. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nhé!

A. LÝ THUYẾT
1. Định nghĩa oxit
Oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi
Ví dụ: sắt từ oxi Fe3O4, lưu huỳnh đioxi SO2,…
MxOy: Gồm có kí hiệu oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu nguyên tố M (có hóa trị n) chỉ số x, theo quy tắc hóa trị ta có:
2. y = n . x
2. Công thức
– CT chung M2Ox với x là hóa trị của chất M
– Nếu x = 2 thì có công thức là MO
3. Phân loại
a. Oxit axit:
Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit
Ví dụ : SO3 tương ứng với axit H2SO4
CO2 tướng ứng với axit H2CO3
b. Oxit bazo
Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ
VD: MgO tương ứng với bazo Mg(OH)2
K2O tương ứng với KOH
B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Hợp chất nào sau đây không phải là oxit
A. CO2
B. SO2
C. CuO
D. CuS
Câu 2:
Oxit nào sau đây là oxit axit
A. CuO
B. Na2O
C. CO2
D. CaO
Câu 3:
Oxit bắt buộc phải có nguyên tố
A. Oxi
B. Halogen
C. Hidro
D. Lưu huỳnh
Hy vọng với tài liệu Oxit Riviewer sẽ giúp các bạn học sinh hiểu và nhớ được nội dung của bài. Chúc các bạn có thể vận dụng tốt vào giải các dạng bài tập thành công!